Tải hình lên Wikipedia:Quy_định_sử_dụng_hình_ảnh

Xem them: Trợ giúp:Tải tập tin lên

Trước khi bạn tải một hình, hãy đảm bảo một trong những điều sau:

  • Bạn là người giữ mọi quyền lợi đối với tấm hình (thường có nghĩa bạn chính là người tạo ra tấm hình đó).
  • Bạn có thể chứng minh rằng người giữ bản quyền đã cấp phép cho hình dưới một giấy phép tự do chấp nhận được.
  • Bạn có thể chứng minh rằng tấm hình là thuộc phạm vi công cộng.

hay

  • Bạn tin, và tuyên bố, một cơ sở sử dụng hợp lý đối với từng lần sử dụng cụ thể của tấm hình bạn định tải lên.

Hình ảnh được xếp vào loại chỉ dùng với mục đích phi thương mại, mỗi lần sử dụng phải xin phép, hoặc hạn chế quyền phát sinh không phù hợp với Wikipedia và sẽ bị xóa ngay khi nhìn thấy.

Ghi chú: Chỉ vì bạn có thể thấy nó trên web, hay nó được sử dụng bởi nhiều người không có nghĩa là nó là "nội dung tự do" hay "phạm vi công cộng". Hầu hết cá tác phẩm trên mạng đều được giữ bản quyền bởi ai đó và không thể sử dụng ở đây, kể cả nó không có thông báo bản quyền, nõ được bảo vệ bởi bản quyền theo mặc định.

Luôn ghi nhớ rằng tình trạng bản quyền của hình tại trang mô tả hình ảnh, sử dụng một trong những thẻ quyền cho hình, và cung cấp những chi tiết thật cụ thể về nguồn gốc của hình. Mọi hình ảnh bắt buộc phải có một mô tả tóm tắtthẻ quyền cho hình. Thẻ quyền cho hình ảnh cung cấp một tiêu bản chuẩn để ghi giấy phép cho hình ảnh. Mô tả tóm tắt về hình cung cấp những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc sử dụng thẻ quyền hình ảnh. Một mô tả tóm tắt hình ảnh nên có vài hoặc tất cả những điều sau đây:

Miêu tả: Chủ đề của hình
Nguồn gốc: Người giữ bản quyền của hình, hoặc địa chỉ URL của trang web chứa tấm hình đó
Ngày tháng: Ngày tạo ra tấm hình. Càng chính xác càng tốt
Vị trí: Nơi tạo ra tấm hình. Càng chính xác càng tốt
Tác giả: Người tạo ra tấm hình, đặc biệt nếu người này không phải là người giữ bản quyền
Giấy phép: Ai hoặc luật gì hoặc quy định gì cho phép đăng lên Wikipedia, sử dụng thẻ quyền hình ảnh thích hợp
Các phiên bản khác của tập tin này: Hướng dẫn người dùng nếu họ muốn tạo ra tác phẩm phái sinh nếu có

Ví dụ:

Hình do thành viên tạo ra

Wikipedia khuyến khích thành viên tải lên hình do chính họ tự tạo ra, nhưng tất cả các hình ảnh do thành viên tạo ra phải được phát hành theo một giấy phép tự do (như GFDL và/hoặc một giấy phép Creative Commons chấp nhận được) hoặc được phát hành vào phạm vi công cộng (không giữ bản quyền). Nếu ghi giấy phép, thực tế đã chứng minh rằng tốt nhất là bạn nên trao nhiều giấy phép cho hình của bạn vừa GFDL vừa giấy phép Creative Commons.

Những hình ảnh như vậy có thể bao gồm hình ảnh do bạn tự chụp (nhớ rằng quyền lợi đối với hình ảnh nói chung nằm ở người chụp, chứ không phải đối tượng được chụp), hình vẽ hoặc biểu đồ do chính bạn tự tạo ra, tuy nhiên, không nhất thiết phải tạo ra một giá trị bản quyền mới - giá trị bản quyền chỉ được tạo ra ở dạng "tính sáng tạo", chứ không phải lượng công sức đổ vào trong việc tạo ra tác phẩm. Hình chụp một đối tượng ba chiều hầu như luôn luôn tạo ra một bản quyền mới, mặc dù những thứ khác vẫn có thể tiếp tục giữ bản quyền đối với những thứ được miêu tả trong tấm hình. Hình chụp đối tượng hai chiều (như bức vẽ trong viện bảo tàng) thường không tạo ra bản quyền (xem phần "phạm vi công cộng" ở dưới). Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin hãy hỏi những người quan tâm tại Thảo luận Wikipedia:Bản quyền.

Hình ảnh có bạn, bạn bè hay gia đình được mô tả nổi bật theo cách có thể làm giảm đi chủ đề chính của hình không được khuyến khích sử dụng trong không gian tên bài viết (trang người dùng thì OK). Những ảnh này được xem là tự đề cao bản thân và cộng đồng Wikipedia đã thường xuyên đạt được đồng thuận trong biểu quyết xóa các hình như vậy.

Tương tự, hình do người dùng tạo nên không nên được trang trí, làm méo, ghi lại thông tin về bức hình trên chính bức hình hoặc bất cứ thứ gì khác làm cản trở việc sử dụng tự do, tất nhiên trừ khi tấm ảnh đó định dùng để mô tả việc trang trí, làm méo... và được dùng trong bài viết có liên quan. Tất cả các thông tin liên quan đến hình nên được tóm tắt tại trang mô tả hình ảnh.

Giấy phép tự do

Xem thêm: Wikipedia:Quyền về hình ảnh

Để có danh sách các giấy phép có thể được xem là "đủ tự do" đối với Wikipedia, mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh. Các giấy phép hạn chế việc sử dụng phương tiện chỉ cho mục đích phi lợi nhuận hoặc giáo dục (hay nói cách khác chỉ sử dụng phi thương mại), hoặc được cấp phép để chỉ được dùng tại Wikipedia, là không đủ tự do đối với cách sử dụng hoặc mục đích của Wikipedia và sẽ bị xóa. Những nguồn ảnh tự do có thể tìm thấy ở Wikipedia:Nguồn ảnh tự do. Tóm lại, các tập tin phương tiện trên Wikipedia (ngoại trừ các tập tin "sử dụng hợp lý" — xem ở dưới) nên "tự do" ngang với nội dung của Wikipedia — cả hai điều này sẽ giữ cho tình trạng pháp lý của chính Wikipedia an toàn cũng như để cho phép việc sử dụng lại nội dung của Wikipedia càng nhiều càng tốt.

Phạm vi công cộng

Tại Hoa Kỳ, bất kỳ tác phẩm nào công bố trước ngày 1 tháng 1, 1925, bất cứ đâu trên thế giới[1] đều thuộc phạm vi công cộng. Tuy nhiên, những quốc gia khác không giới hạn theo điều này.[2]

Vì các trang Wikipedia, bao gồm các trang mà ngôn ngữ không phải tiếng Anh, hiện được đặt tại máy chủ ở Hoa Kỳ, do đó luật Hoa Kỳ là đặc biệt quan trọng ở đây. Tuy nhiên, mối tương tác giữa Wikipedia, giấy phép GFDL, và luật quốc tế vẫn còn đang thảo luận.

Trong khi có nhiều nơi để có thể lấy được những hình chụp thuộc phạm vi công cộng tại nguồn hình phạm vi công cộng, nếu bạn thực sự nghi ngờ một bức hình có vi phạm bản quyền (ví dụ, không mô tả tình trạng bản quyền tại trang mô tả hình và bạn đã nhìn thấy nó ở đó dưới một ghi chú bản quyền), thì bạn nên liệt kê vào danh sách để xóa (xem ở dưới).

Cũng chú ý rằng ở Hoa Kỳ, việc tái tạo một tác phẩm nghệ thuật hai chiều mà tác phẩm đó thuộc phạm vi công cộng do tuổi của nó không tạo ra một ý nghĩa bản quyền mới — ví dụ, một hình chụp thẳng bức Mona Lisa không được xem là có bản quyền (xem Bridgeman v. Corel). Bản scan độc nhất bức ảnh không tạo ra ý nghĩa bản quyền mới — chúng chỉ là sự thừa hưởng tình trạng bản quyền của bức hình mà chúng đang tái tạo. Điều này không đúng đối với luật bản quyền ở một số nước khác, như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Xem xét sử dụng hợp lý

Một số cách sử dụng các tài liệu có bản quyền mà không cần xin phép người giữ bản quyền có thể đủ tư cách sử dụng hợp lý ở Hoa Kỳ (nhưng không được trong hầu hết các bộ luật khác). Để biết chi tiết về quy định của Wikipedia có liên quan đến việc sử dụng hợp lý, hoặc để đặt câu hỏi về một hình cụ thể nào đó, xin hãy xem trang Wikipedia:Nội dung không tự do. Việc sử dụng tài liệu có bản quyền mà chưa xin phép, nhưng lại dưới một tuyên bố sử dụng hợp lý không chính đáng sẽ cấu thành vi phạm bản quyền và điều đó là bất hợp pháp.

Những tập tin phương tiện bị ghi thẻ quyền sai là sử dụng hợp lý hoặc là một sự vi phạm bản quyền hiển nhiên có thể và sẽ bị xóa ngay khi nhìn thấy. Việc tải lên thường xuyên các tài liệu không tự do không được sử dụng một cách hợp lý sẽ là lý do để cấm một thành viên tại Wikipedia.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Wikipedia:Quy_định_sử_dụng_hình_ảnh http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?c... http://images.google.com/images?svnum=10&hl=en&lr=... http://images.google.com/images?svnum=100&hl=en&lr... http://images.google.com/images?svnum=100&hl=en&lr... http://images.google.com/images?svnum=100&hl=en&lr... http://heroinewarrior.com/cinelerra.php3 http://copyright.cornell.edu/resources/publicdomai... http://www.eecs.wsu.edu/paint.net/ http://audacity.sourceforge.net/ http://ardour.org